Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 09–13/06 giảm với việc VNIndex mất hơn 14 điểm. Áp lực bán lan rộng trên nhiều nhóm vốn hóa lớn, nhưng khối ngoại quay lại mua ròng hơn 300 tỷ đồng. Thanh khoản giảm so với tuần trước.
I. Thống kê thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán kết tuần trong xu hướng điều chỉnh, với áp lực bán gia tăng mạnh ở nhiều nhóm ngành vốn hóa lớn. Áp lực điều chỉnh tập trung chủ yếu tại các nhóm Vingroup (VIC, VHM, VRE), Bất động sản (DIG, NTL, PDR, TCH, HDC), Khu công nghiệp (KBC, SZC, VGC, SIP, GVR, DPR, IDC) và Chứng khoán (SHS, VIX, BSI, MBS, SSI, VND, FTS, HCM, CTS). Dù vậy, vẫn có một số cổ phiếu ghi nhận lực cầu tích cực với mức tăng nổi bật, tập trung ở các nhóm như Bán lẻ (DGW, MWG, FRT, PNJ) và Ngân hàng (STB, OCB, CTG, MSB, TCB, MBB, VPB).
Đóng cửa tuần 09-13/06 VNIndex giảm sâu 14,40 điểm (-1,08%) xuống mức 1.315,89 điểm; HNXIndex giảm 3,79 điểm (-1,66%) xuống mức 224,83 điểm.
Thanh khoản thị trường thấp hơn tuần giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VNIndex đạt gần 4 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 91.000 tỷ đồng; HNXIndex đạt hơn 450 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 8.000 tỷ đồng.
Về mức độ ảnh hưởng lên thị trườn chứng khoán, CTG, TCB, STB và MBB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất với hơn 6 điểm tăng. Ở chiều ngược lại VIC, VHM, GVR và VRE đã lấy đi hơn 17 điểm từ chỉ số chung.

Về giao dịch của khối ngoại, họ quay đầu mua ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã EIB (262,05 tỷ), DGW (222,46 tỷ), VPB (185,71 tỷ) và VIX (171,91 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 30 tỷ đồng, tập trung vào mã MBS (39,61 tỷ), CEO (37,52 tỷ) và VGS (6,08 tỷ).

>>> Mở tài khoản mới công ty chứng khoán SSI
II. Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 09–13/06 ghi nhận xu hướng điều chỉnh mạnh, với việc VNIndex giảm sâu 14,40 điểm xuống còn 1.315,89 điểm. Áp lực bán lan rộng tại nhiều nhóm vốn hóa lớn như Vingroup, Bất động sản, Khu công nghiệp và Chứng khoán, khiến chỉ số suy yếu đáng kể sau nỗ lực hồi phục bất thành trong phiên đầu tuần.
Thanh khoản thị trường giảm khá mạnh so với tuần trước, phản ánh tâm lý thận trọng trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ rõ ràng. Dù vậy, một số nhóm cổ phiếu vẫn thu hút lực cầu tích cực, đáng chú ý nhất là Ngân hàng và Bán lẻ.
Điểm sáng đến từ giao dịch khối ngoại khi họ quay lại mua ròng hơn 300 tỷ đồng trên HOSE, tập trung tại các mã như EIB, DGW, VPB và VIX, qua đó phần nào hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn.
Xét về kỹ thuật, việc thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở vùng hỗ trợ 1.300 điểm cho thấy xu hướng đi ngang vẫn đang chiếm ưu thế. Nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, tránh mua đuổi và tận dụng các nhịp hồi để cơ cấu danh mục sang các mã có nền tảng cơ bản tốt, tích lũy vững và triển vọng kinh doanh tích cực trong mùa báo cáo quý II.

>>> Mở tài khoản mới công ty chứng khoán TCBS
III. Nhóm ngành đáng chú ý trong thị trường chứng khoán
Sau khi VNIndex tiếp tục thất bại trong việc giữ vững vùng hỗ trợ 1.320–1.325 điểm, thị trường chứng khoán quay lại xu hướng điều chỉnh với độ rộng tiêu cực và dòng tiền suy yếu rõ rệt. Giai đoạn hiện tại đòi hỏi sự thận trọng cao độ, khi việc lựa chọn cổ phiếu cần ưu tiên yếu tố nền tảng cơ bản, tích lũy ổn định và ít biến động, thay vì chạy theo những nhịp sóng ngắn hạn.
Trong bối cảnh dòng tiền luân chuyển và thanh khoản sụt giảm so với tuần trước, nhà đầu tư cần tránh các cổ phiếu đã tăng nóng hoặc có biến động bất thường trong phiên. Thay vào đó, nên tập trung vào các mã có thanh khoản đều, chưa bị bứt đỉnh ngắn hạn và vẫn giữ được nền giá tích cực.
Chiến lược phù hợp lúc này là giữ tỷ trọng hợp lý, hạn chế dùng đòn bẩy và chờ tín hiệu xác nhận xu hướng phục hồi rõ ràng từ chỉ số chung hoặc các nhóm ngành dẫn dắt. Việc bảo toàn vốn, duy trì kỷ luật giao dịch và tránh tâm lý mua đuổi trong các nhịp hồi kỹ thuật sẽ là yếu tố then chốt giúp nhà đầu tư vượt qua giai đoạn thị trường chưa rõ xu hướng như hiện nay.
Một số ngành và cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trong nhịp điều chỉnh như Phân bón (DDV); Điện (POW); Đầu tư công (VCG) và Ngân hàng (TCB, MBB, MSB)
IV. Những lưu ý cho nhà đầu tư
Sang tuần 09–13/06, xu hướng điều chỉnh càng được củng cố khi thị trường chứng khoán tiếp tục đánh mất vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.340 điểm, đóng cửa tuần tại 1.315,89 điểm. Áp lực bán lan rộng ở nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm Vingroup và Bất động sản, khiến nỗ lực phục hồi bị bào mòn nhanh chóng. Mặc dù khối ngoại quay lại mua ròng, nhưng mức giải ngân vẫn mang tính chọn lọc và chưa đủ để tạo lực đẩy rõ ràng cho chỉ số.
Trong bối cảnh dòng tiền luân chuyển và vùng hỗ trợ 1.300 điểm là điểm tựa, rủi ro điều chỉnh đã phần nào giảm bớt.
Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
-
Nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh trở lại sau nhịp phục hồi ngắn trước đó, đặc biệt khi tiếp cận các vùng cản kỹ thuật nhưng không duy trì được thanh khoản ổn định. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy yếu và độ rộng tiêu cực, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi, đồng thời theo dõi sát các nhịp hồi kỹ thuật để cơ cấu danh mục, ưu tiên giữ lại những mã có nền tảng cơ bản vững và vẫn duy trì được nền giá tích lũy.
-
Với các nhà đầu tư còn nắm giữ cổ phiếu thuộc nhóm ngành đang chịu áp lực từ các yếu tố vĩ mô bất lợi, kết quả kinh doanh yếu hoặc thiếu dòng tiền hỗ trợ, việc hạ tỷ trọng trong giai đoạn hiện tại là cần thiết để giảm rủi ro. Thị trường chứng khoán đang trong xu hướng điều chỉnh rõ nét, do đó nhà đầu tư nên đánh giá lại danh mục và ưu tiên chuyển sang các mã có nền tảng cơ bản tốt, tiềm năng tăng trưởng thực chất trong quý II.
-
Nhà đầu tư nên xây dựng chiến lược rõ ràng, ưu tiên lựa chọn cổ phiếu có nền tảng tài chính vững chắc và tiềm năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
>>> Lưu ý cho những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán
V. Kết luận thị trường chứng khoán tuần 02-06/06/2025
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 09–13/06 ghi nhận xu hướng điều chỉnh suy yếu khi VNIndex không mất mốc hỗ trợ 1.300 điểm. Đà giảm đã chững lại khi dòng tiền đang có sự luân chuyển tích cực sang nhóm Ngân hàng.
Ở thời điểm hiện tại, chiến lược phù hợp là tiếp tục quan sát phản ứng của thị trường quanh vùng hỗ trợ tâm lý 1.300 điểm. Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để cơ cấu danh mục, ưu tiên nắm giữ cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và dòng tiền tích cực. Với diễn biến hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu nên được giữ ở mức vừa phải, khoảng 80-100% (đòn bẩy 0%) cho đến khi có tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn.
- Nhận định thị trường chứng khoán tuần 19-23/05/2025: Giữ vững sắc xanh
- Nhận định thị trường ngày 17/02/2025: Khó khăn tại vùng cản!
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/05/2025: Lùi sát 1.300 điểm, áp lực điều chỉnh tăng cao
- 7 Điều Bạn Cần Biết Về Hệ Thống KRX Mới
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 04/06/2025: Giằng co nhẹ, cơ hội chọn lọc cổ phiếu tăng trưởng!